Các trung tâm dữ liệu, nơi lưu trữ và xử lý dữ liệu cho hàng trăm máy chủ, là đầu não của hàng trăm doanh nghiệp. Sự bảo đảm an toàn tuyệt đối bởi hệ thống điều hòa, phòng cháy chữa cháy, tính bảo mật, sự ổn định, trên hết là khả năng lưu trữ, tốc độ truyền dữ liệu là những tiêu chí hàng đầu để đánh giá một trung tâm dữ liệu.
Uptime Tier là hệ thống tiêu chuẩn đánh giá uy tín nhất trên thế giới để xếp hạng một trung tâm dữ liệu trên các phương diện: không gian, máy móc trang thiết bị, trình độ quản lý vẫn hành, sự ổn định về dịch vụ của Data Center theo cấp độ: Tier I, Tier II, Tier III và cao nhất là Tier IV
Mục đích của việc xếp hàng này là tạo ra một mức tiêu chuẩn cho người dùng dễ dàng lựa chọn Data center phù hợp, đồng thời đây cũng là động lực để các Data center phấn đấu hoàn thiện hệ thống hạ tầng để được đánh giá ở cấp cao hơn, tạo sự uy tín cho khách hàng.
Bài viết này sẽ giới thiệu cho người dùng 4 cấp của trung tâm dữ liệu có chức năng gì, những tiêu chí cụ thể để đánh giá từng cấp độ ra sao
Trung tâm dữ liệu cấp một ( Tier I)
Trung tâm dữ liệu cấp một có thời gian hoạt động thấp nhất, có thể bị gián đoạn (downtime) 28,8 giờ mỗi năm. Yêu cầu để được chứng nhận là data center cấp 1 đó là đảm bảo được cơ bản nhất một nguồn máy chủ, liên kết mạng và các thành phần khác để có thể đi vào vận hành
Hạ tầng kỹ thuật cho trung tâm dữ liệu cấp một này khá thấp, có thể xảy ra nhiều sự cố rủi ro, chẳng hạn nếu mất điện, hệ thống sẽ chuyển sang chế độ ngoại tuyến vì không có nguồn điện dự phòng
- Thời gian hoạt động khoảng 99,671%: thời gian hoạt động của máy chủ thấp hơn đáng kể so Tier II, Tier III và Tier IV, việc bảo dưỡng sẽ yêu cầu tắt toàn bộ cơ sở do đó thời gian ngừng hoạt động nhiều hơn,
- Thiếu các cơ chế sao lưu làm tăng rủi ro cho nhiều doanh nghiệp Vì vậy đối với những doanh nghiệp lớn họ sẽ không dại gì sử dụng dịch vụ cấp độ này. Tuy nhiên lợi thế của các trung tâm dữ liệu cấp một là họ cung cấp dịch vụ cung cấp dịch vụ rẻ nhất và một số công ty con với ngân sách eo hẹp có thể coi đây là một phương án tiết kiệm
Trung tâm Dữ liệu Cấp Hai (Tier II)
Data center Tier II có nhiều cơ sở hạ tầng và các giải pháp để đảm bảo ít thời gian chết hơn. Yêu cầu của một trung tâm dữ liệu cấp II bao gồm tất cả các tầng lớp đầu tiên cộng thêm với các hệ thống dự phòng.
Data center Tier II có thời gian hoạt động liên tục (uptime) là 99,741%, downtime 22 giờ mỗi năm.
Trung tâm dữ liệu cấp ba là (Tier III)
Yêu cầu trung tâm dữ liệu cấp 3 bao gồm tất cả các yêu cầu của Tier I nhưng có cơ sở hạ tầng phức tạp hơn để cho phép đặt hệ thống dự phòng và sao lưu trong trường hợp các sự kiện bất ngờ có thể gây ra thời gian chết.
+ Các thiết bị máy chủ đều có nhiều nguồn điện dự phòng và đường dẫn làm mát.
+ Thời gian tối đa là hai giờ / năm để ngừng hoạt động cho công tác khẩn cấp, thời gian uptime 99,982%
+ Công tác bảo trì sẽ vẫn được triển khai mà không có thời gian chết. Đây cũng là cấp độ trung tâm dữ liệu được người dùng Bậc ba trung tâm dữ liệu là giải pháp tiết kiệm chi phí nhất cho phần lớn các doanh nghiệp.
Hiện nay ở Việt Nam có hai đơn vị đạt chuẩn Uptime Tier III là Data Center EPZ tại khu chế xuất Tân Thuận, Quận 7, TPHCM và Data Center Nam Thăng Long của đơn vị VNPT
Trung tâm dữ liệu cấp bốn (Tier IV)
Trung tâm dữ liệu cấp bốn (Tier IV) có thời gian sẵn sàng là 99,99% và downtime tối đa 0,8 giờ mỗi năm. Trung tâm dữ liệu cấp 4 phức tạp hơn về cơ sở hạ tầng vì nó có đầy đủ năng lực hỗ trợ và các giải pháp hiện đại nhất để đảm bảo mức thời gian hoạt động tối đa và tối ưu.
Trung tâm dữ liệu cấp 4 đáp ứng đầy đủ tất cả các thông số kỹ thuật của ba tầng khác. Một trung tâm dữ liệu tầng 4 có khả năng tự xử lý lỗi vì nó có thể hoạt động bình thường ngay cả khi có một trường hợp hỏng thiết bị cơ sở hạ tầng.
Trung tâm dữ liệu cấp 4 hoàn toàn dự phòng với nhiều hệ thống làm mát, nguồn điện và máy phát để sao lưu.
Trên đây là 4 cấp của trung tâm dữ liệu, các yêu cầu và chức năng của trung tâm dữ liệu được sử dụng trong quá trình thiết kế. Khách hàng có nhu cầu có thể tìm kiếm danh sách trên mạng và lựa chọn dịch vụ data center phù hợp.
Các trung tâm dữ liệu lớn tại Việt Nam có thể kể tới như VNPT, FPT, Viettel, CMC, VTC,…với quy mô hàng trăm máy chủ.
Là đối tác thân thiết với các data center lơn nhất Việt Nam, đơn vị Vdo cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ, thuê chỗ đặt máy chủ, thuê tủ rack, thuê VPS giá rẻ...với chất lượng và chi phí tối ưu nhất trên thị trường. Mọi thông tin xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN DỮ LIỆU TRỰC TUYẾN VIỆT NAM (VDO)
- VPGD HN: Số 61 Mễ Trì Thượng, Phường Mễ Trì,Quận Nam Từ Liêm,Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
- Tel: 024 7305 6666
- VPGD HCM: Lầu 4, Số 159 Phan Xích Long, Phường 7, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tel: 028 7308 6666
- Hotline: 1900 0366
Tìm kiếm:Chức năng của trung tâm dữ liệu, trung tâm dữ liệu có chức năng gì, chứ năng của trung tâm dữ liệu là gì, Trung tâm dữ liệu làm gì, Trung tâm dữ liệu để làm gì
0 nhận xét :
Đăng nhận xét